5
(67)

Có muôn vàn lý do để bố mẹ muốn nổi điên với con, và nhiều và đôi khi chúng ta cảm thấy mệt mỏi với việc chăm sóc, nuôi dạy con cái mà chẳng vì lý do gì đặc biệt. Đó là tâm lí chung của tất cả những ông bố bà mẹ đang nuôi con trên thế giới này cùng đang gặp phải. Nhưng làm thế nào để kiềm chế được những cơn cáu giận trước những đòi hỏi vô lí, những phản kháng và không chịu nghe lời cha mẹ của con trẻ?

1. Tiếp nhận suy nghĩ và mong muốn của con

Khi con hờn dỗi, phản kháng, việc đầu tiên bố mẹ cần làm là tiếp nhận tâm trạng của con. Tiếp nhận ở đây hàm nghĩa rằng bạn chăm chú nghe lời con nói, quan sát hành động của con để hiểu cảm xúc của con.

Chẳng hạn, khi ở siêu thị, con nhõng nhẽo “con muốn ăn kẹo cơ” và đòi mua bằng được. Thay vì mua ngay cho con hoặc phản ứng gay gắt “lúc nãy ăn bánh rồi, bây giờ lại còn đòi, không được”, bố mẹ hãy nhẹ nhàng nói với con: “Con muốn ăn kẹo à/ mẹ biết là con mẹ rất thích ăn kẹo mà.” Mua hay không mua cho con là vấn đề khác, đầu tiên bố mẹ cần tiếp nhận cảm xúc của con mình. Cũng tương tự như vậy, bố mẹ có thể áp dụng bí quyết này để tìm ra cách ứng xử hay nhất khi con khóc vì vấp ngã.

2. Chăm chú lắng nghe con

“Một người mẹ tuyệt vời là một người mẹ giỏi lắng nghe con nói.” Khi bạn lắng nghe con, hiểu câu chuyện của con, con sẽ cảm thấy được quan tâm, hạnh phúc. Vì thế, dù con vòi vĩnh hoặc muốn nói gì khi bố mẹ đang bận, bố mẹ hãy dừng tay vài phút để nghe con nói.

Bố mẹ có thể rèn luyện thói quen lắng nghe con cụ thể qua các hành động sau:

– Nhìn vào mắt con khi con nói

– Gật đầu hoặc nói “ừ” để thể hiện sự đồng tình

– Không cắt ngang khi con đang nói

– Không phán xét, đánh giá giữa chừng.

3. Xóa bỏ định kiến sẵn có về con

Bậc cha mẹ nào cũng sẽ tự đặt ra cho mình và con một khung định hình sẵn rằng “Bố mẹ thì phải làm cái này cái kia cho con, con cái thì phải thế này thế kia.” Những người nuôi con nhỏ sẽ suy nghĩ “con mình phải ngoan, cân nặng bao nhiêu, phải được học nhạc, học vẽ…” Liệu những suy nghĩ này có chắc chắn đúng không? Đôi khi, những suy nghĩ đó chỉ là ý kiến chủ quan, những định kiến. Hãy tháo bỏ chiếc kính định kiến đó để nhìn nhận con thì sẽ ra sao?

Nếu bố mẹ thử tháo bỏ quan niệm “trẻ con thì phải nghe lời người lớn” mà thay bằng suy nghĩ “trẻ không nghe theo lời nói của cha mẹ là điều bình thường”, lập tức suy nghĩ của bố mẹ sẽ thay đổi. Thay vì trước kia khi cha mẹ sẽ hỏi mình “tại sao trẻ lại không nghe lời mình nói” thì bây giờ trong đầu cha mẹ sẽ là câu hỏi “làm thế nào để trẻ nghe theo lời cha mẹ đây nhỉ?”.

Vì quan niệm “con phải nghe lời”, bố mẹ dễ trở nên tức giận, chỉ trích khi không như ý. Còn nếu bạn nghĩ rằng “trẻ con không nghe lời bố mẹ là bình thường”, bạn sẽ thư giãn và tìm cách để con nghe lời mình. Khi con nghe lời, bạn cảm thấy hạnh phúc và thoải mái hơn.

Trẻ em cũng có suy nghĩ của riêng mình, không phải là vật sở hữu của bố mẹ, bố mẹ đừng bao giờ áp đặt quan niệm và suy nghĩ cá nhân lên con.

4. Đặt câu hỏi để con tự tìm ra câu trả lời

Bạn hãy nhớ lại khi mình mắc lỗi và bị sếp hỏi: “Vì sao lại để xảy ra lỗi như vậy”, “Tôi đã nói bao lần mà cô/ cậu không nghe?” Nếu bạn chỉ xin lỗi và hứa sửa thì cũng không ổn, còn nếu bạn đưa ra lí do “vì…”, sẽ bị cho là bao biện.

Thông thường, khi bị hỏi kiểu công kích, chúng ta sẽ có ý muốn phản kháng hoặc né tránh. Cũng tương tự như vậy khi con mắc lỗi, hãy tránh những câu hỏi tấn công, mang hàm ý chê trách, phê phán.

Hãy hỏi con “Làm thế nào để không… (đi muộn/ điểm kém/ bị cô phạt…) nữa nhỉ?” Đây chính là câu hỏi hiệu quả nhất để khơi gợi con tìm ra câu trả lời mà đôi khi con cũng không hề biết là mình có.

Sinh trắc học dấu vân tay là một trong những phương pháp khoa học, phân tích sự liên quan giữa não bộ và các dấu vân tay, từ đó cho bố mẹ những thông tin về tính cách cũng như suy nghĩ của trẻ. Để tìm hiểu thêm về phương pháp Sinh trắc học dấu vân tay, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận được sự tư vấn miễn phí ngay hôm nay

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 67

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *