5
(68)

Tâm sự của một mẹ: “Nhìn con người ta ngoan ngoãn, lễ phép, biết nghe lời trong khi bé nhà em thì cứ phải quát mắng, mặt cứ lì ra mà em buồn ghê ak !”. Vậy nếu trẻ lì lớm và cách giải quyết sẽ như thế nào ?, bài viết dưới đây rất mong các bậc phụ huynh sẽ rút ra được điều gì đó khi giáo dục con cái của mình.

Thêm một mẹ nữa: “Con bướng bỉnh khủng khiếp, nói gì cũng không nghe. Càng mắng con càng phản kháng và ăn vạ, thậm chí là chống đối lại”.

Đó là tâm sự của một số mẹ bất lực trong quá trình dạy con lì lợm. Lì lợm là biểu hiện không hợp tác, có xu hướng phớt lờ hoặc ngược lại với yêu cầu, mong muốn của người lớn… Quan trọng hơn, lì lợm là bản chất, là tính cách của trẻ chứ không phải do môi trường sống tạo ra. Hiểu được bản chất để từ đó có cách giải quyết phù hợp, cha mẹ có thể tham khảo một số cách bên dưới:

1. Hãy đặt mình vào vị trí của con: không phải tự nhiên con phản kháng với yêu cầu của bạn, mà có thể bạn đã từng hứa với con nhưng lại vô tình quên đi lời hứa đó. Việc con phản ứng, có thể chỉ là để nhắc nhở bạn nên hãy đặt minh vào vị trí của con để hiểu được mong muốn, suy nghĩ của con

2. Cho con các lựa chọn khi trẻ ngang bướng: thay vì ra lệnh, hãy dùng lời lẽ mềm mỏng hỏn, đưa ra nhiều lựa chon mang tính mở con con. Đây là một cách đánh lạc hướng đầy hiệu quả để con quên đi sự ương bướng, lì lợm hiện tại của mình.

3. Cho trẻ thời gian để thay đổi, uốn nắn từ từ: Trẻ dù sao cũng là trẻ con, cũng thích ngọt hơn là la măng, vậy bạn hãy kiên nhẫn, từ từ để giúp bé hiểu lì lợm là sai, là xấu và thay đổi nó.

4. Tạo một bầu không khí yêu thương, tôn trọng: Tình yêu là điều tuyệt với của tạo hóa, có thể thay đổi được mọi thứ, đặc biệt là con người vì ai cũng đều có cảm xúc, hãy dùng tình yêu vô bờ của bạn để cải thiện con.

5. Làm gương cho con: nếu bạn sống và làm việc luôn có nguyên tắc và tuân theo nguyên tắc đó, con của bạn cũng sẽ như vậy. Hãy luôn nói và làm để con bạn học được thói quen tốt đó từ bạn.

6. Dành nhiều thời gian chơi cùng con: một cách tuyệt với để hiểu được tâm tư, cảm xúc, suy nghĩ của con, từ đó có hàng động, lời nói phù hợp để bé luôn cảm thấy được yêu thương, tôn trọng và sẽ tuyệt đối tuân thủ yêu cầu của bạn.

7. Có kỷ luật trong dạy con: yêu thương luôn đi kèm với kỷ luật, có thưởng có phạt khi con ngoan và làm sai. Điều này giúp con hiểu được cái gì nên làm, cái gì không nên làm.

Bên cạnh đó, dạy con thì cũng cần phải biết tính cách của con. Nếu bạn còn đang mơ hồ chưa hiểu được tính cách của con mình như thế nào thì sinh trắc vân tay sẽ giúp bạn điều đó. Liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí các mẹ nhé.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 68

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *