5
(66)

Dạy dỗ con cái luôn là mối quan tâm hàng đầu của cha mẹ và làm sao để dạy con trai bướng bỉnh là vấn đề mà nhiều cha mẹ quan tâm. Để có phương pháp phù hợp nhất, tốt nhất để giải quyết vấn đề, chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân tại sao và cách dạy con trai bướng bỉnh như thế nào ?

Nguyên nhân chủ quan: Đặc điểm phát triển tâm lý của bé trai

– Hiếu động, thích những trò chơi vận động mạnh.

– Thích trêu ghẹo và nổi bật với người khác.

– Có xu hướng hướng ngoại.

– Cái tôi cá nhân rất mạnh mẽ, thích làm những gì mình nghĩ, dễ cãi và cáu với người lớn.

– Ngày càng hiếu động hơn và có xu hướng tham gia các nhóm bạn nà cùng lớp hoặc cùng nơi sinh sống khi đến độ tuổi lớn hơn.

Nguyên nhân khách quan:

Được nuông chiều quá mức: đây là một trong những nguyên nhân phổ biến, thường được cha mẹ đáp ứng các yêu cầu rất nhanh chóng một cách dễ dàng. Và khi không được chấp nhận yêu cầu, trẻ sẽ tỏ ra khó chịu và có những phản kháng.

Áp lực từ cha mẹ: xuất phát từ việc cha mẹ đặt kỳ vọng quá lớn vào con, vượt qua khả năng của trẻ khiến trẻ không làm được. Kết quả là cha mẹ thất vọng và dùng lời lẽ la mắng, trách móc hoặc thậm chí đánh đập khiến trẻ bất mãn và phản kháng.

Quan điểm dạy con không đồng nhất: mâu thuẫn trong cách nuôi dạy trẻ của người lớn trong gia đình như cha mẹ, ông bà… sẽ khiến trẻ hoang mang, không biết nghe theo ai. Từ đó hình thành thói quan làm nũng và trở nên bướng bỉnh.

Cha mẹ không làm gương cho con: với cha mẹ, con cái là niềm tự hào thì ngược lại với con cái, cha mẹ rất luôn vĩ đại và là chiếc gương đẹp nhất cho con cái soi vào và làm theo.

Con bị tác động bởi môi trường xung quanh: Môi trường sống có ảnh hưởng rất nhiều đến việc hình thành nhân cách của trẻ, do đó cha mẹ nên tạo cho con một môi trường lạnh mạnh để trẻ được học tập, vui chơi và phát triển toàn diện, tích cực. Từ dó, tư duy và tính cách của trẻ cũng đúng đắn hơn

Sau khi tìm hiểu nguyên nhân, bên dưới sẽ là một số phương pháp mà cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho trẻ nhà mình:

1. Không áp đặt con: hãy giải thích cũng như kiểm soát chừng mực thái độ cũng như hành vi của mình khi đưa ra yêu cầu với trẻ. Để trẻ cảm thấy thoải mái và làm theo một cách tự nguyện.

2. Nhất quán và rõ ràng: cố gắng thực hiện những quy tắc đã đặt ra một cách rõ ràng, nhất quán, không thay đổi sẽ giúp trẻ hiểu, tuân thủ và hình thành thói quen tốt.

3. Kỷ luật: Kỷ luật luôn có hiệu quả trong mọi hoàn cảnh, bao gồm cả việc dạy con trai bướng bỉnh. Quy tắc và hình phạt được áp dụng nếu con vi phạm.

4. Tôn trọng con: con cái dù con nhỏ thì vẫn là cá thể riêng biệt và có quyền được tôn trọng. Đặc biệt, cha mẹ nên giữ bình tĩnh, kiểm soát hành vi của mình những lúc trẻ mắc lỗi, không nên la mắng, đánh đập… làm ảnh hưởng đến tinh thần của trẻ mà nên đặt mình vào vị trí của trẻ. Khi trẻ được tôn trọng, cũng sẽ học được cách tôn trọng mọi người xung quanh.

5. Động viên và khen ngợi con: Giải thích khi con làm sai, động viên khi con mắc lỗi và khen ngợi đúng lúc, có những phần quà nhỏ sẽ khuyến khích con ngoan ngoãn nghe lời, không hình thành thói quen bướng bỉnh.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 66

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *