5
(22)

Trẻ hay bị phạt bằng đòn roi thường có hành động bạo lực với bạn bè và mang theo tâm lý hằn thù khi lớn lên.

Từ học kỳ đầu của năm học lớp 1, bé trai N.V.H.M (6 tuổi) đã bị cô giáo chủ nhiệm “mời phụ huynh” vì đánh bạn đến lần thứ ba. Cha của M. khá lo lắng và đã đưa con đi khám ở một phòng khám tâm lý – tâm thần nhi. “Chúng tôi đã làm hết cách, từ khuyên bảo cho đến đánh đòn mà cháu vẫn lầm lì, thậm chí không mở miệng giải thích vì sao đánh bạn. Quan sát con chơi trong xóm, tuy chưa bị ai mắng vốn là đánh bạn nhưng phản ứng của cháu khá hung hăng khi giành đồ chơi” – anh lo lắng.

Đánh bạn vì nghĩ… không có gì sai

Cuối cùng, chuyên gia tâm lý cũng hỏi được M. lý do đánh bạn. Bé giải thích rằng đó là lúc bạn lấy bút hoặc trêu chọc mình.

“Vậy là bạn không ngoan. Ở nhà, M. không ngoan thì ba cũng đánh mấy roi. M. chạy đến mẹ, mẹ nói ai hư bị đánh là đúng. Vậy mấy bạn hư nên M. cũng phải đánh đòn”. Câu giải thích ngây thơ của con khiến người cha giật mình. Trước đây, anh từng bị ông nội của M. dùng đòn roi để dạy dỗ nên vẫn nghĩ rằng một chút đòn roi khi dạy con cũng chẳng sao dù đã có người nói là không nên.

Chuyên viên tâm lý giải thích rằng trong những trường hợp như cha của bé M. dù bị đánh đòn nhưng nghĩ là lỗi do mình, lại không gặp yếu tố thuận lợi để lập lại hành động đòn roi đó với người khác nên không có chuyện gì. Bé M. vốn khá thông minh và lại “thần tượng” cha nên hành động gì của cha, bé cũng cho là đúng. Ngay cả việc dùng bạo lực để trừng phạt người mà mình cho là hư, bé cũng không nghĩ đó là điều sai!

“Những lời khuyên như “con không được đánh bạn”, “con không được la bạn” sẽ không có tác dụng nếu hành động đánh, la đó bé học từ chính cha mẹ. Đôi khi nóng giận, chúng ta đánh trẻ và hành động này vô tình khiến các cháu bắt chước khi nổi giận” – ThS-BS Phạm Minh Triết, Trưởng Khoa Tâm lý Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP HCM), phân tích.

Nên đối thoại với trẻ

BS Triết cho biết từ khoảng 9 tháng tuổi, trẻ đã có thể hiểu được từ “không”, cũng như hiểu và cảm nhận được thái độ “không vừa lòng” của cha mẹ khi chúng có hành vi không mong đợi. Vì vậy, trong các tình huống trẻ “hư”, việc cha mẹ cố gắng giải thích sẽ lợi cả hai mặt: giúp trẻ chấm dứt hành động và giúp trẻ học được kỹ năng đối thoại, giải thích khi mình muốn hoặc không hài lòng về việc gì đó thay vì ăn vạ, đánh bạn.

“Nếu trẻ đánh bạn, cho dù ở nhà không bị người thân đối xử như thế, đừng vội mắng các cháu mà hãy hỏi rõ lý do. Có những trường hợp trẻ bị bắt nạt, bị bạn làm một điều gì đó nên mới phản ứng lại chứ không phải trẻ hư. Trường hợp này người lớn nên giúp trẻ xử lý tình huống” – BS Triết khuyên.

Ngoài ra, trẻ nhỏ cũng cần được đặt trong một môi trường có kỷ luật, với những từ “không” được đưa ra đúng lúc khi các cháu bắt đầu làm điều gì đó không nên. Nên dạy trẻ kỹ năng tương tác, cách chơi với bạn ngay từ đầu hay hơn là để các cháu bước vào môi trường chung mà hoàn toàn không có các kỹ năng cần thiết, từ đó làm những việc sai quấy với bạn.

Coi chừng “hình ảnh lưu”

ThS-BS Nguyễn Ngọc Quang, Giám đốc Trung tâm Giám định Pháp y tâm thần TP HCM, cảnh báo rằng những hành động bạo lực mà trẻ phải hứng chịu hoặc nhìn thấy – gồm cả bị đánh đòn, bị la mắng, thấy người thân cự cãi hay dùng bạo lực với nhau… – sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới trẻ. Dù trẻ còn rất nhỏ, chỉ vài tuổi – cái tuổi mà người lớn cho rằng “chưa biết gì”- tất cả hình ảnh “không đẹp” của người lớn vẫn sẽ lưu lại trong trí óc của các cháu.

Các “hình ảnh lưu” mang tính bạo lực này sẽ tác động lớn trong quá trình hoàn thiện nhân cách của trẻ. Điều này cũng lý giải vì sao trẻ hay bị cha mẹ đánh, khi lớn lên lại thường dùng đòn roi với con mình. Vì vậy, bên cạnh việc bảo vệ trẻ khỏi ảnh hưởng của các hành động bạo lực từ phim ảnh, internet, cần tạo ra môi trường gia đình hòa thuận, êm ấm và điều này còn quan trọng hơn.

Nguôn: Báo Người Lao Động

BẠN CÓ MUỐN MỘT MÓN QUÀ TUYỆT VỜI DÀNH CHO CON CÁI ?

Rất nhiều quý phụ huynh đã làm sinh trắc dấu vân tay và đặt tên cho nó là MÓN QUÀ TUYỆT VỜI NHẤT, vì sao lại như vậy ? xem tại đường dẫn: >> 13 Lý do nên làm GẤP sinh trắc vân tay cho con

SINH TRẮC DẤU VÂN TAY MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ CHO TRẺ EM.

Xác định tính cách & phương pháp học tập tối ưu nhất đối với cả nhân mỗi trẻ

Xác định tài năng bẩm sinh, những điểm mạnh, điểm yếu để đưa ra hướng phát huy và khắc phục.

Xác định chương trình đào tạo thích hợp cho con trẻ, tránh trường hợp đào tạo lệch hướng.

Tránh việc mất thời gian, lãng phí tiền bạc cho những chương trình học không phù hợp mà các bậc phụ huynh mong muốn con mình phải theo.

Xây dựng sự tự tin cho trẻ thông qua những đặc điểm nổi bật.

Cải thiện mối quan hệ giữa cha mẹ và trẻ thông qua việc thấu hiểu tính cách của con mình.

Tạo cho trẻ một cuộc sống hạnh phúc của thời thơ ấu.

SINH TRẮC DẤU VÂN TAY MANG LẠI LỢI ÍCH GÌ CHO NGƯỜI LỚN.

Hiểu được bản thân mình, xác định tính cách, những điểm mạnh, điểm yếu để ý thức mà phát triển bản thân một cách tối ưu nhất.

Xác định được đâu là những loại hình thông minh nhất mà đang đang ở hữu và tập trung phát triển để đi đến một thành tựu vượt bậc.

Biết rõ những tố chất, tài năng, thế mạnh bẩm sinh. Đâu là lĩnh vực mà bạn sẽ làm giỏi nhất?

Đâu là phương pháp học tập, tiếp nhận thông tin hiệu quả nhất để định hướng về việc học tập một cách hoàn hảo nhất.

Các chỉ số quan trọng chi phối cuộc đời bạn: EQ, IQ, AQ, CQ.

Định hướng con đường sự nghiệp một cách phù hợp nhất để bạn toả sáng và đạt được mục tiêu cuộc đời.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 22

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *