0
(0)

Ngày xưa, khi đánh giá một con người có tài giỏi và thành công hay không người ta thường dựa vào chỉ số thông minh IQ, nhưng càng ngày, người ta càng cho rằng chỉ số EQ – trí thông minh cảm xúc là chỉ số quan trọng hơn IQ. Họ thường nói: “Với IQ người ta tuyển lựa bạn, nhưng với EQ, người ta đề bạt bạn”. Những người thành đạt không phải những người có chỉ số IQ cao nhất mà là những người có chỉ số EQ cao nhất.

Trí thông minh cảm xúc EQ là tên viết tắt của Emotional Quotient hoặc Emotional Intelligence. Nghiên cứu thực tế cho thấy, cảm xúc chỉ đạo trí thông minh có lẽ còn hơn cả logic toán học. EQ thể hiện khả năng của một người hiểu rõ chính bản thân mình cũng như thấu hiểu người khác ít nhiều giống với khái niệm mà Howard Gardner gọi là trí thông minh trong người và thông minh giữa người. Hơn thế, nó còn là khả năng chế ngự cảm xúc để thích ứng với hoàn cảnh và kiểm soát các cảm xúc. Người có EQ cao do vậy sẽ dễ thích nghi, luôn tìm được sự hòa hợp trong một tập thể, dễ dàng nhận được sự hợp tác hơn những “thiên tài đơn độc” (mà trong thời đại hiện nay, tính tập thể trong làm việc việc hết sức quan trọng).

Đặc biệt đối với lĩnh vực kinh doanh chỉ số EQ thậm chí đóng vai trò quan trọng hơn IQ để quyết định thành công, đó là lý do tại sao bạn luôn thấy EQ được nhắc đến thường xuyên trong những quyển sách, những bài học thành công. Đó là những điều mà những người thành công nói

Đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh chỉ có 25% người thành công có chỉ số IQ cao và kết quả cho biết chỉ số EQ mới là yếu tố quyết định thành công trong cuộc sống và công việc. Tuy IQ thiên về bẩm sinh nhưng cả IQ lẫn EQ đều là những chỉ số bạn có thể nâng cao nhờ vào rèn luyện. Vậy nên “Nếu IQ là bẩm sinh của mỗi con người thì EQ cần phải được rèn luyện để thành công”.

Muốn rèn luyện khả nắm bắt cảm xúc (EQ), trước hết cần phải hiểu rõ hai hành vi tâm lý cơ bản của con người: tự nhận thức và nhận thức xã hội.

Tự nhận thức

Trong cuốn “7 thói quen của người thành đạt”, tác giả Stephen Covey đã nhấn mạnh rằng sự tự nhận thức chính là quyền để chúng ta được lựa chọn sống vì mục tiêu chứ không phải mặc số phận.

Tự nhận thức đồng nghĩa với việc bạn phải hiểu được nhu cầu, cảm xúc, thói quen và mong muốn của bản thân. Bạn phải chỉ ra được cảm xúc của mình là gì, tại sao mình lại có cảm xúc như vậy. Chẳng hạn như điều gì khiến bạn buồn lòng, tại sao bạn lại buồn vì điều đó? Thẳng thắn nhìn vào cảm xúc của bản thân để từ đó điều chỉnh hành vi chính là cách để rèn luyện khả năng nắm bắt cảm xúc.

Nhận thức xã hội

Cũng tương tự như khả năng tự nhận thức nhưng thay vì nhìn vào cảm xúc của bản thân thì nhận thức xã hội lại hướng tới cảm xúc của đối tượng giao tiếp và những người xung quanh.

Thông thường, các nhà lãnh đạo và chính trị gia đều nắm bắt cực kì tốt khả năng này. Có thể nhận thấy điều đó thông qua biểu cảm, cách nói và giọng nói của họ. Đôi khi cảm xúc của đối tượng giao tiếp hay những người xung quanh có ảnh hưởng trực tiếp đến cảm xúc của bạn. Để nhận thức xã hội một cách khách quan và nắm bắt cảm xúc của đối tượng giao tiếp, bạn phải đặt mình vào vị trí của họ. Từ đó, hiểu được hành vi của họ để chủ động trong giao tiếp, truyền cảm hứng cho đối tượng giao tiếp.

Một khi đã biết cách nắm bắt được cảm xúc của bản thân và những người xung quanh, bạn sẽ kiểm soát được những xúc cảm bốc đồng, quản lý được hành vi và thích ứng với mọi hoàn cảnh trên con đường hướng tới mục tiêu.

Muốn thành công đương nhiên bạn phải trải qua một quá trình học tập, thực hành và rèn luyện. Chỉ số EQ đánh giá năng lực trí tuệ và tư duy để quyết định thành đạt của bạn. Vậy mới có câu: “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”. Bạn cần nắm bắt được cảm xúc của bản thân, tâm lý của người khác và có khả năng giao tiếp ứng xử tốt để dễ dàng thành công trong công việc và cuộc sống, đặc biệt đó là những tố chất cần thiết cho những nhà quản lý, lãnh đạo.

Nếu bạn mong muốn kiểm tra xem các chỉ số bẩm sinh của mình là bao nhiu có thể liên hệ dịch vụ sinh trắc vân tay Bình Dương đê được tư vấn và có một bài kiểm tra chuẩn xác nhất nhé.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *