0
(0)

Dưới 5 tuổi, trẻ Tây Tạng được đối xử như một vị vua hoặc nữ hoàng, không bị cấm đoán hay chịu phạt, nhưng lớn hơn thì khác.

Người Tây Tạng nổi tiếng kiên nhẫn, khôn ngoan và có quan điểm độc đáo về mọi khía cạnh trong cuộc sống. Phương pháp nuôi dạy của họ cũng đặc biệt, nhằm tạo ra những đứa trẻ có khả năng đưa ra quyết định đúng đắn và tôn trọng người lớn.

Giai đoạn 1: Trước tuổi lên 5

Người Tây Tạng quan niệm, ở giai đoạn này cha mẹ nên trò chuyện với đứa trẻ như chúng là một vị vua hoặc nữ hoàng, không nên cấm đoán hay phạt trẻ.

Trẻ nhỏ rất tò mò, hiếu động và sẵn sàng khám phá thế giới. Tuy nhiên, chúng chưa có bất kỳ trải nghiệm nào để học hỏi, và chưa thể đưa ra kết luận logic. Nếu trẻ làm việc gì đó sai hoặc nguy hiểm, bạn nên nhìn chúng và tỏ vẻ sợ hãi, cố hướng sự chú ý của chúng sang thứ khác. Cảm xúc là thứ ngôn ngữ mà trẻ dưới 5 tuổi nắm bắt rất nhanh.

Nếu bao bọc con thái quá và cấm chúng làm nhiều thứ, bạn sẽ phá hủy sự nhạy bén của con, khiến chúng chỉ biết vâng lời mà không cần tư duy.

Giai đoạn 2: Từ 5 đến 10 tuổi

Trong giai đoạn này, phụ huynh nên trò chuyện với đứa trẻ như thể chúng là “nô lệ”, nhưng không dọa dẫm hay tỏ ra dữ tợn.

Trí thông minh và tư duy logic của trẻ đang phát triển, nền tảng nhân cách tương lai đang hình thành. Bạn hãy đặt những mục tiêu khác nhau cho trẻ, kiểm soát cách chúng đạt được điều đó, và dạy chúng sẵn sàng đối mặt hậu quả nếu không hoàn thành.

Nhờ đó, trẻ bắt đầu học cách chịu trách nhiệm cho các hành động của mình. Bạn đừng sợ giao quá nhiều nhiệm vụ cho trẻ trong giai đoạn này, bởi chúng có thể giải quyết và sẵn sàng học hỏi.

Nếu bạn vẫn giữ cách đối xử với trẻ như vua chúa hoặc nữ hoàng, chúng sẽ trở thành một đứa trẻ to xác và vô trách nhiệm.

Giai đoạn 3: Từ 10 đến 15 tuổi

Từ 10 đến 15 tuổi, trẻ cần cảm nhận được sự bình đẳng. Cha mẹ có kiến thức và kinh nghiệm sống hơn, nhưng trẻ phải được thoải mái chia sẻ suy nghĩ và ý kiến cá nhân.

Bạn hãy giúp đỡ bằng cách hỏi ý kiến chúng và khuyến khích sự độc lập. Điều quan trọng của giáo dục ở lứa tuổi này là đưa ra lời khuyên thay vì ra lệnh hoặc ngăn cấm, bởi trẻ đang xây dựng sự độc lập trong tư duy.

Nếu ngăn cấm quá nhiều thứ, bạn sẽ khiến mối quan hệ với con cái trở nên tệ đi và có thể đẩy chúng vào tình huống nguy hiểm. Nếu được cha mẹ bao bọc quá nhiều, khi lớn lên trẻ sẽ thiếu vững vàng và phụ thuộc vào ý kiến của người khác.

Giai đoạn 4: Từ 15 tuổi trở lên

Lúc này, tính cách của trẻ đã được hình thành đầy đủ. Điều quan trọng là bạn phải tôn trọng chúng, có thể đưa ra lời khuyên, nhưng không dạy bảo. Bạn sẽ nhìn thấy thành quả là trẻ đã trở thành một người độc lập, không phụ thuộc, tôn trọng cha mẹ và những người xung quanh.

Có cách nào để giúp trẻ phát triển tốt nhất không ?

Ở thời điểm hiện tại thì có rất nhiều phương pháp để dạy dỗ trẻ, tuy nhiên có một phương pháp phân tích mà 95% các bà mẹ ở nước ngoài dùng để dạy dỗ vào giáo dục con cái của mình, hiệu quả của phương pháp này đạt tỉ suất 98% thành công và trẻ có những thay đổi rõ rệt.

Phương pháp này gọi là phương pháp phân tích sinh trắc dấu vân tay. Đây là phương pháp khoa học dùng để nhận biết tính cách, tư duy, điểm mạnh, điểm yếu và rất nhiều yếu tố bẩm sinh của trẻ nhỏ để căn cứ vào đó mà dạy dỗ, giáo dục và phát triển trẻ em một cách tối ưu và toàn diện nhất.

Về phương pháp sinh trắc vân tay các bạn có thể xem tại >>> SINH TRẮC DẤU VÂN TAY LÀ GÌ ?

Nếu bạn đã đọc bài viết tìm hiểu về sinh trắc vân tay rồi, và cần một đơn vị tư vấn để hiểu sâu hơn về phương pháp này, hãy liên hệ với chúng tôi để được hổ trợ.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 0 / 5. Số phiếu bầu: 0

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *