5
(55)

Trong quá trình giáo dục trẻ ba mẹ thường nhận thấy sự lơ là của các bé, vậy thế nào biểu hiện của trẻ kém tập trung ?, Nguyên nhân và cách khắc phục và phương pháp dạy trẻ kém tập trung, mọi người tham khảo thông tin bên dưới được chia sẻ từ trung tâm sinh trắc vân tay Đồng Đội.

1. Biểu hiện của trẻ kém tập trung

1.1 Bé không thể tập trung lâu vào 1 việc: trẻ sẽ không đủ kiên nhẫn và ở yên một chỗ để làm bất cứ việc gì cho đến khi hoàn thành. Kết quả là, trẻ thường làm dang dở các công việc như bài vở ở trường, công việc ở nhà mẹ giao dù bé có khả năng làm.

1.2 Bé không tuân theo các chỉ dẫn: vì mất tập trung nên bé thường không tuân theo các chỉ dẫn. Vì vậy, sẽ làm sai hoặc làm không đúng theo yêu cầu của cha mẹ khi ở nhà, giáo viên khi ở trường.

1.3 Bé dễ bị tác động bởi các hoạt động bên ngoài: bé kém tập trung thường dễ bị phân tâm và tác động bởi các sự việc, hành động, âm thanh từ bên ngoài như trò chơi, phim ảnh, tiếng ồn….

1.4 Trẻ hay quên: hay quên là đặc điểm dễ thấy nhất ở trẻ bị mất tập trung dù là cha mẹ, thầy cô vừa mới nói xong. Nguyên nhân là vì bé mât tập trung trước đó.

1.5 Khó hòa nhập: mất tập trung dẫn đến hay quên, hay làm sai hoặc không theo hướng dẫn của người lớn, của giáo viên. Hậu quả là bị ảnh hưởng đến việc học, bé tự ti và khó hòa nhập vào với mọi người, vào các hoạt động tập thể.

2. Nguyên nhân gây bệnh mất tập trung ở trẻ

2.1. Không tạo điều kiện cho phát sinh mất tập trung: xuất phát từ việc muốn trẻ ăn ngoan hơn, nhanh hơn …. Cha mẹ cho con vừa ăn vừa chơi, vừa xem ti vi vừa ăn… chính điều này đã vô tình rèn luyện tính thiếu tập trung ở trẻ, lâu dần thành thói quen khó bỏ

2.2. Chế độ dinh dưỡng: ăn uống thiếu sắt sẽ gây mệt mỏi về thể chất, giảm khả năng tập trung và một số vấn đề về trí nhớ. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý bổ sung đủ sắt cho trẻ bằng cách ăn nhiều rau xanh, trứng, sữa…

2.3. Không ngủ đủ giấc: trẻ nên được ngủ từ 10 – 11h/ ngày, nếu không sẽ gây cảm giác mệt mỏi, uể oải, chán nản, mất tập trung vào mọi việc

2.4. Sử dụng các thiết bị công nghệ: khi việc tiếp cập công nghệ hiện đại ngày càng nhanh chóng, dễ dàng thuận lợi cho mọi lứa tuổi, mọi đối tượng như hiện nay mà cha mẹ không biết rằng ánh sáng xanh, tần số phát ra từ ti vi, máy tính, ipad, iphone… làm vỡ nhịp sinh học và có tác động tiêu cực đến giấc ngủ của trẻ, giảm khả năng phát triển của não bộ …

2.5. Di truyền: cũng là một trong những yếu tố gây mất tập trung ở trẻ.

3. Cách chữa bệnh mất tập trung ở trẻ

3.1. Bằng thuốc: hãy đưa trẻ đến thăm khám tại các bệnh viện uy tín để được điều trị phù hợp với tình trạnh, thể chất của trẻ.

3.2. Bằng phương pháp giáo dục

Thông cảm với trẻ: trẻ thường ham học hơn ham chơi, và nó càng mạnh hơn với trẻ thiếu tập trung. Vì vậy, cha mẹ không nên ép trẻ học trong thời gian dài, chỉ ngồi một chỗ mà nên tạo không gian học thoải mái và cân bằng giữa học và chơi.

Đồng hành cùng trẻ: việc cha mẹ học cùng con sẽ khiến bé có hứng thú hơn, chú ý hơn khi học, nếu không hiểu và không tập trung có thể bị nhắc nhở và điều chỉnh ngay tại chỗ.

Tạo không gian học tập yên tĩnh: bé mất tập trung thường dễ bị chi phối bởi ngoại quan bên ngoài. Vì vậy, cha mẹ nên tạo một không gian yên tĩnh và tách biệt với các yếu tố gây xao nhãng, ít tiếng ồn để não bé được tập trung cao độ hơn.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 55

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *