Thành phố mới Bình Dương nằm ở đâu ? Đây là câu hỏi của rất nhiều người ở thời điểm hiện tại. Hôm nay dịch vụ sinh trắc dấu vân tay Bình Dương sẽ có một bài viết chia sẻ một ít thông tin về điều mà các bạn đang thắc mắc.
Giới thiệu Thành Phố Mới Bình Dương
Thành Phố Mới Bình Dương được xây dựng tại khu liên hợp công nghiệp – đô thị – dịch vụ tỉnh Bình Dương. Nơi đây sẽ trở thành một khu đô thị văn minh, hiện đại và là quận trung tâm của thành phố Bình Dương trực thuộc trung ương theo đúng định hướng quy hoạch đến năm 2020.
Đặc biệt nơi đây đã được Tỉnh Ủy, Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân tỉnh thống nhất chọn làm trung tâm hành chính tập trung của Tỉnh. Nhằm hoàn thiện quy hoạch chi tiết xây dựng tỉ lệ 1/500 cho khu đô thị mới theo mô hình hiện đại, Tổng công ty Becamex IDC đã mời đơn vị tư vấn nước ngoài là Viện nghiên cứu thiết kế thuộc trường đại học quốc gia Singapore (NUS) để triển khai.
Nằm ở vị trí trung tâm thuận lợi, Thành Phố Mới Bình Dương sẽ là cửa ngõ kết nối quốc tế và giao lưu thương mại, dịch vụ cũng như trao đổi, chuyển giao công nghệ ở trình độ khoa học tiên tiến nhất.
Dự án Thành Phố Mới Bình Dương đã được Chính phủ phê duyệt đề án phát triển với các hạng mục chính: Khu đô thị vườn Tokyu Bình Dương (Tokyu Bình Dương Garden City) do công ty Becamex Tokyu làm chủ đầu tư, Trung tâm chính trị hành chính tập trung, Khu công nghệ kỹ thuật cao của Tập đoàn Mapletree (Singapore), Trường Đại học Quốc tế Miền Đông, trường Quốc tế của tập đoàn giáo dục Kinderworld, Trung tâm thương mại tài chính, ngân hàng, khu dịch vụ ăn uống, hội nghị cao cấp, văn phòng làm việc, nhà ở (căn hộ, nhà phố, nhà riêng lẻ) phục vụ cho 125.000 người định cư và hơn 400.000 người thường xuyên đến làm việc.
Thành phố mới Bình Dương được định hướng là nơi hội tụ, thu hút trí tuệ và phát triển công nghệ, đóng vai trò quan trọng trong việc quy hoạch các phân khu chức năng, cơ sở hạ tầng, các giải pháp phù hợp đạt tiêu chuẩn quốc tế. Đây còn là công trình mang ý nghĩa lớn, góp phần thúc đẩy phát triển nhanh đô thị của tỉnh trong thời kỳ đổi mới, đồng thời đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của chính quyền, nhân dân tỉnh Bình Dương.
Theo quy hoạch, Thành phố mới Bình Dương bao gồm các khu chức năng chính như sau:
Khu trung tâm chính trị hành chính tập trung của thành phố Bình Dương, tạo thành nét mới trong việc cải cách quản lý hành chính nhằm phục vụ hiệu quả hơn cho người dân.
Khu công viên công nghệ kỹ thuật cao.
Trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán.
Văn phòng cho thuê, nhà hàng – khách sạn cao cấp.
Trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế, trường đại học.
Các khu phục vụ cộng đồng: quảng trường, công viên, hồ sinh thái, trung tâm văn hóa, nhà trẻ, bệnh viện…
Các công trình hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thống điện ngầm,
Khi hoàn thành xây dựng, khu đô thị mới này sẽ trở thành một thành phố thương mại, công nghệ và dịch vụ, đáp ứng được các mục tiêu sau:
Thành Phố Mới Bình Dương phát triển dựa trên các tiêu chuẩn thiết kế đô thị hiện đại thân thiện với môi trường.
Cung cấp những dịch vụ tốt nhất.
Mô hình phát triển dựa trên các ý tưởng thiết kế mới và công nghệ mới nhằm thu hút các loại hình dịch vụ công nghệ cao.
Vị trí Thành Phố Mới Bình Dương:
Trung tâm Thành phố mới Bình Dương là dự án rộng 1000 ha ,nằm trên địa bàn phường Phú Mỹ, xã Định Hòa thuộc thị xã Thủ Dầu Một, và các xã Phú Chánh, Tân Hiệp, Tân Vĩnh Hiệp thuộc huyện Tân Uyên, và xã Hòa Lợi thuộc huyện Bến Cát.
Thành phố mới Bình Dương tọa lạc phía Đông Bắc so với trung tâm TX Thủ Dầu Một, cách trung tâm TX khoảng 5 km.
Quy mô dự án Thành Phố Mới Bình Dương:
Dự án thuộc 100% vốn nhà nước, Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp (Becamex IDC)là đơn vị chủ đầu tư của dự án.Thành phố gồm:
– Khu công nghệ kỹ thuật cao
– Trung tâm tài chính, ngân hàng, chứng khoán
– Văn phòng cho thuê, nhà hàng – khách sạn cao cấp
– Trung tâm hội nghị, triển lãm quốc tế, trường đại học
– Các khu phục vụ cộng đồng: quảng trường, công viên, hồ sinh thái, trung tâm văn hóa, nhà trẻ, bệnh viện
– Các công trình hạ tầng kỹ thuật: đường giao thông, hệ thống thoát nước, hệ thống điện ngầm, hệ thống liên lạc..
Thành phố đáp ứng nhu cầu của khoảng 125.000 dân cư và khoảng 400.000 người thường xuyên có mặt trong thành phố.
Tổng vốn đầu tư cho các dự án của trung tâm thành phố mới Bình Dương là hơn 150.000 tỉ đồng, trong đó vốn đầu tư cho công trình tạo lực là hơn 20.000 tỉ đồng.
Tiến độ Thành Phố Mới Bình Dương:
Dự kiến năm 2020 là đô thị loại 1, trực thuộc Trung ương. Năm 2013 Trung tâm Hành chính – Chính trị đi vào hoạt động.
Năm 2015 trở thành đô thị loại 2.
Hiện nay năm 2018 trở thành đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh.