5
(22)

Vân tay có mối liên hệ mật thiết với não bộ, cấu trúc vân tay trên từng ngón tay biểu thị chức năng tương ứng của não. Sau khi làm báo cáo Sinh trắc vân tay cho trẻ em có thể giải thích chứng biếng ăn của trẻ liên quan đến các chỉ số tại các ngón tay sau :

– Ngón tay giữa của bàn tay phải (ký hiệu là R3) thể hiện khả năng Vận động tinh, bao gồm các cơ ngón tay, cơ miệng, cơ lưỡi….Chỉ số vận động tinh thấp cho thấy trẻ gặp khó khăn trong việc nhai nuốt, dẫn đến trẻ lười nhai, nhai chậm, ngậm lâu trong miệng.

– Ngón út của bàn tay trái (L5) thể hiện khả năng cảm nhận âm nhạc, nghệ thuật, hội hoạ và ẩm thực của trẻ. Chỉ số mỹ thuật cao thể hiện trẻ có khiếu về đánh giá ẩm thực, cảm nhận vị giác tốt, hay hiểu một cách đơn giản trẻ thích ăn ngon, thích đồ ăn được trang trí đẹp mắt. Nếu không vừa miệng, không vừa mắt, trẻ sẽ bỏ ăn.

– Ngón tay giữa bàn tay trái (L3) có thể phản ánh khả năng vận động thô, sức bền, độ dẻo dai vận động. Chỉ số vận động thô thấp cho thấy trẻ có dấu hiệu lười vận động. Qua đó có thể nhận biết được trẻ có dấu hiệu biết ăn bởi chỉ số vận động thô của bé ở mức thấp

Không những vậy, góc ATD – Khả năng kết hợp của não bộ và cơ bắp trong việc truyền đạt thông tin của trẻ thấp (nhỏ hơn 36 độ): phản ánh độ nhạy bén về thần kinh của trẻ rất cao, trẻ có biểu hiện hốt hoảng, lo lắng, tim đập nhanh hay rối loạn hô hấp (thở nhanh, thở gấp)… những dấu hiệu trên cũng làm cho trẻ biếng ăn hoặc ăn không tiêu dẫn tới trướng bụng, đầy hơi.

Do vậy, cha mẹ nên hiểu rõ nguyên nhân, nguồn gốc của dấu hiệu biếng ăn ở trẻ xuất phát từ yếu tố nào, cụ thể để có giải pháp phù hợp kịp thời khắc phục chứng biếng ăn cho trẻ.

– Đối với trẻ có khả năng thẩm mỹ, hội họa. nghệ thuật cao, các bậc phụ huynh nên tìm hiểu xem con em mình yêu thích loại món ăn gì

– Trẻ lười vận động dẫn tới trẻ lười ăn, các bậc phụ huynh nên khuyến khích con em mình vận động, tích hợp thể dục và vui chơi để nâng cao khả năng đề kháng cùng sức khoẻ

– Đối với trẻ gặp khó khăn trong việc nhai nuốt,cha mẹ nên chế biến thức ăn mềm hơn, dễ nhai nuốt, dễ tiêu hơn cho trẻ, đặc biệt là những món luộc, hầm, om,.., ngoài ra nên cho trẻ tập luyện cơ miệng, cơ nhai thông qua các bài tập luyện như: tập hát, luyện âm… để cho cơ dẻo và linh hoạt hơn.

– Với trẻ có độ nhạy bén cao (góc ATD nhỏ), trước khi cho trẻ ăn cha mẹ nên đưa trẻ về trạng thái tĩnh tâm, thư giãn thông qua việc xoa bóp, vỗ về, âu yếu nhẹ nhàng cho trẻ, cho trẻ nghe nhạc du dương,…để tinh thần của trẻ hoàn toàn thư thái, thoải mái. Khi đó trẻ mới có tâm trạng để cảm nhận món ăn và hấp thụ thức ăn.

Bài viết này thể hiện vấn đề trẻ chậm phát triển dưới góc của sinh trắc vân tay nhằm giúp các bậc cha mẹ có thêm một phương pháp giúp phòng chống cũng như tìm cách khắc phục tình trạng trẻ chậm phát triển. Cảm ơn đã tham khảo thông tin bài viết của chúng tôi và chúc quý vị có một ngày tốt đẹp.

Bài viết này hữu ích như thế nào?

Bấm vào một ngôi sao để đánh giá nó!

Đánh giá trung bình 5 / 5. Số phiếu bầu: 22

Không có phiếu bầu nào cho đến nay! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *